Nguyên tắc đặt tên Quận_công

Cách thức đặt tên tước Quận công, theo chỉ dụ của Lê Thánh Tông vào đầu năm Hồng Đức (1471), là chọn một địa danh của tỉnh, phủ, huyện, xã rồi thêm tên tước vào, với ngụ ý người đó có quyền tại địa phương ấy. Cả Quận công lẫn Quốc công đều chỉ lấy 1 chữ (thường là chữ đầu tiên) của đất phong làm hiệu, ví dụ như: Minh Quận công Mạc Đăng Dung, Thọ Quận công Nhữ Đình Toản, Thuật Quận công Nguyễn Khiêm Ích, Mai Quận công Phùng Khắc Khoan, Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc, Huy Quận công Hoàng Đình Bảo, Sái Quận Công Nguyễn Xí, ... Nhưng cũng có những người lại dùng tên hiệu hoặc biểu tự rồi gia tước, như cụ nội của Vi Văn ĐịnhVi Kim Thăng, biểu tự là Đình Mật, được Lê Thái Tổ phong chức Trụ quốc, tước Thảo lộ tướng quân tả đô đốc, Mật Quận công.

Dưới triều Nguyễn, nguyên tắc phong tước cụ thể như sau: ["Phàm người được phong tước có đất làm thái ấp, như Thân Vương thì lấy tên tỉnh; Quận vương, Thân công, Quốc công, Quận công thì lấy tên phủ; Huyện công, huyện hầu thì lấy tên huyện; Hương công, Hương hầu, Ðình hầu thì lấy tên xã. Dưới nữa theo chức mà gọi"][5]. Riêng những người trong hoàng tộc, khi được phong tước, còn được ban ấn, sách và hưởng bổng lộc của triều đình. Theo quy định, tước Quận công hưởng 700 quan tiền, 500 phương gạo.

Vua Minh Mạng là người có nhiều hoàng tử nhất, tổng cộng 78 hoàng tử. Mỗi ông đều có một tên tước gắn với địa danh phủ, như Phú Bình Quận vương Miên Áo từng bị giáng làm [Phú Bình Quận công; 富平郡公]; hay Tuần Quốc công Miên Trữ sơ phong là [Tùng Hóa Quận công; 從化郡公].